Thành lập công ty sau 2 năm, gấp 2 thu nhập nhờ chuyển ngành
Từng là sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng Cầu đường bộ, anh Ngô Vĩnh Toàn sau khi ra trường đã tìm hiểu về ngành CNTT và nhận thấy đây là mảnh đất màu mỡ với nhiều cơ hội phát triển.
Quyết định chuyển ngành ở tuổi 25 nhưng không biết bắt đầu từ đâu, anh Toàn không muốn bắt đầu lại từ con đường đại học vì có thể mất đến 4 năm để hoàn thành.
Do đó, anh quyết định học chương trình Đào tạo Lập trình viên quốc tế kéo dài 2,5 năm tại Aptech địa chỉ 285 Đội Cấn để phát triển kỹ năng phù hợp với nhu cầu công việc. Trong suốt các kỳ học, sau khi tham gia nhiều dự án theo tiêu chuẩn doanh nghiệp, anh Toàn tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tự tin bước vào môi trường làm việc thực tế.
“Chương trình học đến đâu, thực hành đến đó, nâng cấp dần về tính ứng dụng khiến người bắt đầu từ số 0 như tôi dễ tiếp cận kiến thức hơn. Việc học đúng thứ doanh nghiệp cần giúp tôi biết được bản thân đã đi đúng hướng, có kinh nghiệm thực tế ngay từ khi còn đang đi học”, anh Toàn cho hay.
Sau 6 tháng của kỳ học đầu tiên, anh Toàn đã xây dựng được website bán hàng online thu về hơn 1.000 đô/tháng. Sau 2 năm chuyển ngành, anh tự thành lập công ty công nghệ riêng, cung cấp dịch vụ làm website, phần mềm cho các doanh nghiệp như: Agribank, Interserco ILS, Novaland…
Anh Ngô Vĩnh Toàn (áo xanh) tự thành lập công ty riêng sau 2 năm chuyển sang làm lập trình.
Tương tự, anh Trần Duy Anh đã gấp đôi thu nhập nhờ chuyển hướng sang làm lập trình. Sau vài năm làm nhiếp ảnh, anh nhận thấy ngành CNTT có thể mang đến mức lương cao với nhiều cơ hội thăng tiến. Dù lo lắng sẽ gặp khó khăn trong việc tìm việc và cạnh tranh với những lập trình viên trẻ hơn, anh quyết chuyển ngành ở tuổi 28.
Sau đó, anh Duy Anh theo học chương trình đào tạo tập trung vào thực hành. Chỉ sau 6 tháng, anh có được công việc đầu tiên ở vị trí thực tập sinh.
Đến nay, sau 2 năm chuyển ngành, anh Duy Anh hiện đang làm vận hành hệ thống và giám sát hạ tầng tại Ngân hàng Hàng hải, sở hữu mức thu nhập gấp 2 lần so với công việc trước đó.
“Vì khởi đầu muộn hơn so với những người khác trong ngành nên tôi phải nỗ lực và chăm chỉ hơn. Do đó, việc theo học tại những cơ sở đào tạo chú trọng thực hành vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa được trang bị những kỹ năng đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp để nhanh chóng đi làm”, anh Duy Anh cho hay.
Thị trường “khát” nhân lực chất lượng cao: Chuyển ngành sao cho đúng?
Theo báo cáo của Top DEV, năm 2025, ngành CNTT Việt Nam dự kiến cần khoảng 700 nghìn nhân sự, nhưng thực tế chỉ có khoảng 530 nghìn người đáp ứng được nhu cầu. Con số này cho thấy ngành CNTT đang thiếu hụt một lượng lớn nhân lực chất lượng cao.
Do đó, người chuyển ngành càng nên chú trọng lựa chọn chương trình đào tạo mang tính ứng dụng cao để theo kịp với nhu cầu thị trường và cạnh tranh trong ngành.
Dựa trên kinh nghiệm chuyển ngành của mình, anh Toàn khẳng định: “Chuyển ngành sang làm lập trình viên không khó nếu được dẫn dắt đúng hướng”. Đồng thời, anh cũng cho rằng, kinh nghiệm làm dự án phần mềm là điểm cộng để ứng tuyển vào các doanh nghiệp.
Dưới góc nhìn doanh nghiệp, ông Đinh Văn Hoàn, Giám đốc Chiến lược Dự án – Tập đoàn NTT Data Nhật Bản, cho hay, công ty ông luôn đánh giá cao những nhân lực có kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.
“Công ty tôi sẽ “lọc” ứng viên dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng làm việc nên nhiều nhân viên, thậm chí quản lý, không có bằng đại học vẫn làm việc và thăng tiến. Do đó, tôi luôn đánh giá cao những ứng viên đến từ những đơn vị đào tạo chú trọng trang bị kỹ năng thực hành cho học viên”, ông Hoàn cho hay.
Ông Đinh Văn Hoàn, Giám đốc Chiến lược Dự án – Tập đoàn NTT Data Nhật Bản tại sự kiện chia sẻ về ngành CNTT.
Trước thực tế này, nhiều nhân sự chuyển ngành sang làm lập trình nên nghiên cứu thông tin về xu hướng tuyển dụng ngành CNTT và những công nghệ thông dụng nhất tại các trang: Top CV, Top Dev, aptechvietnam.com.vn… Dựa vào đó, họ có thể lựa chọn đơn vị đào tạo lập trình vừa cung cấp kiến thức về công nghệ, vừa được trang bị kỹ năng thực tế để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Học viên tại Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech địa chỉ 19 Lê Thanh Nghị trong một buổi bảo vệ đồ án cuối kỳ.
Chuyển ngành sang làm lập trình viên đang mở ra cơ hội phát triển sự nghiệp và nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, để thành công trong hành trình này, việc lựa chọn chương trình đào tạo chú trọng thực hành và đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tăng năng lực cạnh tranh trong ngành.
Bên cạnh đó, khi thị trường lao động CNTT vẫn đang thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, đây chính là thời điểm lý tưởng để những người đang cân nhắc chuyển ngành bắt đầu hành trình của mình.
Xem nhiềuGiáo dục
Quảng Ninh miễn phí 167 tỷ đồng học phí cho học sinh năm học 2024 - 2025
Giáo dục
Tranh cãi chuyện giải tán ban phụ huynh
Giáo dục
TPHCM: Phụ huynh bị 'vận động' đóng góp ít nhất 200.000 đồng làm đường
Giáo dục
10 trường đại học có doanh thu trên nghìn tỷ
Giáo dục
Đăng thảo luận