Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2024 của Sở Công Thương Hà Tĩnh, hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh có nhiều dấu hiệu tích cực. Có 3/4 nhóm ngành công nghiệp cấp 1 đều ghi nhận mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2023. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của Hà Tĩnh trong tháng 5 ước tăng 4,77% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với ngành công nghiệp hỗ trợ, theo đánh giá của Sở Công Thương, Hà Tĩnh mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu phát triển. Khó khăn lớn nhất hiện nay, đó là số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ còn ít, quy mô nhỏ, năng lực sản xuất, vốn, công nghệ còn hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ tham gia vào một số lĩnh vực chưa đòi hỏi cao về kỹ thuật, trình độ công nghệ, chưa tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI lớn.
Cùng với đó, hiện các nguyên, vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất công nghiệp hỗ trợ chủ yếu vẫn do các doanh nghiệp FDI cung cấp từ nguồn nhập khẩu. Mối liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong tỉnh và các doanh nghiệp FDI cũng còn hạn chế.
Theo Sở Công Thương Hà Tĩnh, với ngành cơ khí chế tạo, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 16 doanh nghiệp với các sản phẩm chủ yếu mang tính chế tạo gia công với giá trị sản xuất ngày càng tăng cao. Hiện tỉnh đang có thế mạnh với ngành Dệt may với trên 20 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may, sợi. Tỉnh cũng có hơn 1.100 cơ sở may nhỏ lẻ với các sản phẩm quần áo, găng tay, sợi, bao bì. Tuy nhiên, hiện nay, nghiệp hỗ trợ cho ngành Dệt may trên địa bàn tỉnh vẫn còn manh mún. Các doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất nên giá trị gia tăng thấp và tính phụ thuộc cao.
Xác định phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với thu hút đầu tư các dự án vào địa bàn, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh nên tỉnh đã có những chiến lược cụ thể để thu hút đầu tư, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế.
Thời gian tới, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục khuyến khích, kêu gọi các dự án đầu tư phát triển lĩnh vực dệt may và da giày theo định hướng tại Quyết định số 1363/ của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tỉnh cũng xây dựng một số khu, cụm công nghiệp tập trung, chuyên dành cho các doanh nghiệp dệt may và các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ ngành dệt may tại thị xã Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, Can Lộc và một số địa phương khác nhằm tạo liên kết sản xuất, cung ứng vật liệu, linh kiện.
Xem nhiềuKinh tế
Chủ tịch TPHCM kêu gọi người dân đóng góp làm dự án hàng trăm tỷ USD
Kinh tế
Giá xăng giảm mạnh từ 15h chiều nay
Kinh tế
Honda Việt Nam trao tặng hơn 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp một
Kinh tế
Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh
Kinh tế
Đăng thảo luận