Theo phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch 1/500, khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ có các bãi tắm công cộng, biển hồ quy mô lớn để người dân TP.HCM có thể tắm biển.

Làm khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ có các bãi tắm công cộng  第1张

Biển Cần Giờ - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Biển Cần Giờ đặc trưng là biển bùn, gần như không đáp ứng cho nhu cầu tắm biển. Nay với phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/500, khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ có nhiều bãi tắm công cộng, biển hồ có thể phục nhu cầu tắm biển của người dân TP.HCM.

Bố trí nhiều bãi tắm công cộng

Theo quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch 1/500 khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ của UBND TP.HCM, đây sẽ là khu đô thị du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, hội thảo hội nghị kết hợp nghỉ dưỡng (MICE), đô thị thông minh, dịch vụ công nghệ cao, nhà ở, dịch vụ, khách sạn...

Toàn khu đô thị lấn biển Cần Giờ có quy mô 2.870ha. Trong đó diện tích mặt nước và bãi cát khá được chú trọng với tổng diện tích 756,05ha (chiếm hơn 26% tổng diện tích).

Còn lại là đất công trình dịch vụ - công cộng cấp đô thị (174,80ha), đất khu dịch vụ du lịch (183,68ha), đất cây xanh đô thị (162,18ha), đất cây xanh sử dụng hạn chế (sân golf, công viên vui chơi giải trí (278,18ha), đất giao thông, bãi đỗ xe (455,59ha)...

UBND TP.HCM lưu ý khi lập quy hoạch các phân khu chức năng cần xác định phạm vi và quy mô các bãi tắm công cộng. Trong đó, lưu ý đảm bảo khả năng kết nối, xác định nguyên tắc sử dụng và thiết kế tiếp cận không gian cảnh quan ven biển phía Đông Nam và biển hồ trung tâm (có diện tích đến 452ha, khu E).

  • Làm khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ có các bãi tắm công cộng  第2张

    Bộ GTVT: Đủ cơ sở pháp lý, cần thiết lập đề án nghiên cứu xây cảng trung chuyển quốc tế Cần GiờĐỌC NGAY

Với chức năng du lịch nghỉ dưỡng, phương án tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cần thể hiện tốt nhất chức năng du lịch sinh thái biển, hình thành nét đặc thù khu đô thị du lịch sinh thái biển lớn nhất Việt Nam.

Đồng thời, các đơn vị cần nghiên cứu, giải quyết các nội dung về không gian tổ chức các sự kiện đặc biệt (pháo hoa, diễu hành...); vị trí, cự ly các trạm xe buýt; không gian và khu vực lánh nạn để ứng phó thảm họa thiên nhiên; hệ thống giao thông nội bộ tổ chức gắn kết chặt chẽ với mạng lưới đường giao thông chung của khu vực...

Với phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch trên, khi hoàn thành, khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ bảo đảm cung cấp nhiều bãi tắm công cộng, biển hồ với tổng diện tích lớn, đáp ứng nhu cầu tắm biển cho người dân, khách du lịch tại TP.HCM.

Điểm nhấn với cầu vượt biển, tháp 108 tầng

Đối với công trình điểm nhấn, UBND TP.HCM lưu ý phải thiết kế kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao gắn kết hình thái công trình với không gian lân cận để tạo thành tổ hợp có tính đại diện. Các công trình điểm nhấn cần tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc phải được xác định trong bước đồ án.

Về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan với từng phân khu, UBND TP.HCM yêu cầu với phân khu A cần có phương án tổ chức không gian sinh động, đảm bảo an toàn (đặc biệt vào ban đêm) tại các khu vực tiếp cận công viên giải trí, khu du lịch, sân golf và bãi tắm công cộng.

  • Ngắm đường Rừng Sác đi xuyên qua rừng ngập mặn xanh ngắt được đề xuất nâng cấp

Với phân khu B cần chú trọng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trên các trục cảnh quan chính kết nối công trình điểm nhấn là cầu vượt biển, tháp 108 tầng (khu C)...

Đặc biệt, phân khu C sẽ có công trình điểm nhấn gồm khu vực mũi Hải Đăng với tháp biểu tượng cao 108 tầng; đường vòng trung tâm, nhóm công trình cao tầng trọng tâm tại khu vực hỗn hợp theo trục chính thương mại dịch vụ.

Phân khu D-E cần chú trọng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trên trục giao thông đối ngoại, trục kết nối trực tiếp vào khu biệt thự đảo sinh thái... Đồng thời cần có phương án tổ chức không gian sinh động, đảm bảo an toàn đặc biệt vào ban đêm tại các khu vực tiếp cận không gian công cộng và bãi tắm.

UBND TP yêu cầu trong thời hạn tối đa 6 tháng kể từ khi phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch thì đơn vị lập quy hoạch phải lập đồ án chi tiết 1/500 cho dự án.