Đắk Nông là địa phương có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn cao. Ngành y tế đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tầm vóc cho trẻ em.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế tiêu chí số 15 về y tế thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 ban hành tháng 8/2022, mỗi địa phương ở Tây Nguyên cần đạt các chỉ tiêu gồm: tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đạt từ 90% trở lên; tỷ lệ dân số có sổ khám, chữa bệnh điện tử đạt từ 50% trở lên; xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) từ 26,5% trở xuống. 

Đắk Nông là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Theo Sở Y tế tỉnh, đến nay, hệ thống y tế được củng cố, mạng lưới y tế cơ sở được hoàn thiện; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp người dân được hưởng thụ một cách tốt nhất những dịch vụ chăm sóc sức khỏe. 

Đây là một trong những địa phương có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cao, đặc biệt là trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong thời gian qua, ngành Y tế đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tầm vóc cho trẻ em trên địa bàn.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đắk Nông, trung tâm y tế các huyện, thành phố đội ngũ chuyên trách dinh dưỡng tại các địa phương đã duy trì, triển khai thường xuyên các hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng như theo dõi tăng trưởng cho trẻ em dưới 2 tuổi; triển khai chiến dịch ngày “Vi chất dinh dưỡng”…

Nhiều giải pháp thực tiễn giúp cải thiện dinh dưỡng cho người dân nông thôn  第1张Trẻ em vùng nông thôn, dân tộc, miền núi được quan tâm, cải thiện dinh dưỡng. 

Nhằm nâng cao năng lực cho hệ thống mạng lưới chuyên trách dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thường xuyên tập huấn nâng cao chất lượng nhân lực. Nội dung tập huấn bao gồm: Cập nhật chuyên môn dinh dưỡng, chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi, bổ sung đa vi chất, truyền thông giáo dục dinh dưỡng, giám sát, theo dõi thực hiện chương trình...

Đội ngũ mạng lưới cộng tác viên dinh dưỡng tại cộng đồng làm nhiệm vụ theo dõi tăng trưởng, phát triển và tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi. Các thiết bị phục vụ cho công việc như cân, thước đo chiều cao, thước đo vòng cánh tay sẽ được cung cấp cho trạm Y tế và cộng tác viên/y tế thôn bản để thực hiện cân đo và theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ. 

Trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng các thể (thể thấp còi, nhẹ cân, gầy còm) được theo dõi tình trạng dinh dưỡng (cân nặng, chiều cao và chu vi vòng cánh tay) hàng tháng. Trẻ em dưới 2 tuổi không suy dinh dưỡng được theo dõi tình trạng dinh dưỡng hàng quý (3 tháng/lần). Trẻ em từ 2 tuổi đến dưới 5 tuổi không bị suy dinh dưỡng sẽ được theo dõi tình trạng dinh dưỡng 6 tháng/lần.

Đơn cử, tại TP.Gia Nghĩa, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025, Trung tâm Y tế thành phố đã phối hợp với trạm y tế các xã, phường đến tận thôn/bon để cân, đo, đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng cho tất cả trẻ em dưới 5 tuổi.

Cán bộ, nhân viên y tế của trạm cũng tư vấn, hướng dẫn phương pháp bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé; tuyên truyền nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ bị ốm; đồng thời, cấp vitamin A, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh để kịp thời hỗ trợ, chăm sóc, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn.

Cán bộ, nhân viên y tế còn tuyên truyền kiến thức, hướng dẫn và trình diễn bữa ăn mẫu đầy đủ chất dinh dưỡng đến từng bà mẹ. Các hoạt động này đã góp phần nâng cao kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, nhất là trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Nhiều giải pháp thực tiễn giúp cải thiện dinh dưỡng cho người dân nông thôn  第2张 Giáo dục cách nhận biết một số bệnh thường gặp ở lứa tuổi học đường cho trẻChương trình truyền thông giáo dục sức khỏe học sinh tại các trường trung học cơ sở ở quận 10 giúp nâng cao nhận thức, chuyển đổi thái độ và thực hành hành vi sức khỏe lành mạnh, nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng.