SpaceX muốn đầu tư 1,5 tỷ USD phủ sóng Internet tại Việt Nam
Trong cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ở New York ngày 25/9, ông Tim Hughes, Phó chủ tịch cấp cao SpaceX, Tập đoàn hàng đầu thế giới về cung cấp tàu vũ trụ, dịch vụ phóng vệ tinh và truyền thông vệ tinh, cho biết tập đoàn có kế hoạch đầu tư 1,5 tỷ USD tại Việt Nam thời gian tới.
Ông Tim Hughes cho biết Space X đã khởi động các dự án Internet vệ tinh cách đây 5 năm và hiện đang có hơn 6.000 vệ tinh ở quỹ đạo thấp. Các vệ tinh của SpaceX có thể cung cấp internet gần như mọi nơi trên Trái Đất.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp ông Tim Hughes, Phó Chủ tịch cấp cao của SpaceX (Ảnh: TTXVN).
Đánh giá Việt Nam là thị trường rất tiềm năng đối với kế hoạch phát triển internet vệ tinh của SpaceX, ông Tim Hughes cho biết tập đoàn có kế hoạch đầu tư 15 tỷ USD tại Việt Nam trong thời gian tới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao đề xuất đầu tư tại Việt Nam của Tập đoàn SpaceX và bày tỏ mong muốn đây sẽ là bước khởi đầu thuận lợi để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác giữa hai bên.
Ngày 26/9 (giờ địa phương), dịch vụ xác nhận thông tin trên X: "Starlink đang kết nối hơn 4 triệu người với Internet tốc độ cao tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ".
Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, chính phủ Việt Nam đang nghiên cứu đề xuất của tập đoàn. Lãnh đạo Việt Nam đề nghị SpaceX trao đổi và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan cũng như đối tác trong nước để đảm bảo hiệu quả trong quá trình hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư.
Ý tưởng triển khai Starlink tại Việt Nam lần đầu được ông Hughes đề cập khi gặp Thủ tướng vào tháng 9/2023, với mong muốn cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng tại các "vùng lõm" về sóng trong nước.
Thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước?
Trước đây, trong Đại hội cổ đông thường niên năm 2024, Tổng giám đốc của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel - Viettel Global (VGI) cũng đã từng chia sẻ về Starlink.
Theo đó, một cổ đông đã hỏi ban lãnh đạo của Viettel Global, Starlink đặt mục tiêu xây dựng 42.000 vệ tinh Internet vào năm 2027, ngỏ ý muốn cung cấp dịch vụ ở Việt Nam và một số nước khác.
Viettel Global đã đầu tư trạm thu phát sóng và mở rộng thị trường nhưng trong trường hợp Starlink mở rộng toàn cầu và internet vệ tinh mở rộng với tốc độ rất cao so với tốc độ di động Việt Nam hiện nay thì liệu Viettel Global có đang đi quá chậm? Khi Trung Quốc cũng có thể phát triển công nghệ như Starlink thì liệu công nghệ của doanh nghiệp có bị lỗi thời?
Ông Cường nói, thị trường luôn có sự chuyển dịch công nghệ. Giống như việc vì sao Viettel đi đến đâu cũng phải triển khai đồng thời mạng không dây và mạng có dây, vì sẽ có thời điểm mạng không dây không thay thế được mạng có dây do mạng có dây ổn định hơn, dung lượng lớn hơn, công nghệ mới hơn… Ông Cường cũng khuyên cổ đông không nên lo lắng vì các thị trường đầu tư còn đi sau Việt Nam 5-10 năm và Viettel đã có kế hoạch cho các hoạt động chuyển dịch công nghệ.
Về nguyên tắc, Starlink muốn cung cấp dịch vụ ở đâu thì phải xin phép các quốc gia, và giá của dịch vụ này sẽ không hề rẻ.
Tại Việt Nam, nếu muốn cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh Starlink, SpaceX sẽ phải liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam như Viettel, VinaPhone, hay MobiFone.
Ở khía cạnh tích cực, dịch vụ Internet vệ tinh Starlink xuất hiện ở Việt Nam cũng mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường viễn thông Việt Nam.
Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink với công nghệ tiên tiến có thể giúp các doanh nghiệp viễn thông trong nước tiếp cận và học hỏi, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường viễn thông.
Thác thức và cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước.
Để duy trì vị thế của mình, các doanh nghiệp viễn thông trong nước cần phải đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng, hợp tác với các đối tác quốc tế, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động thích ứng với các xu hướng mới.
Thực tế, trong những năm qua, các doanh nghiệp viễn thông trong nước cũng không ngừng đầu tư, huẩn bị cho sự chuyển dịch công nghệ.
Tháng 4/2024, Tập đoàn Viettel đã khai trương Trung tâm dữ liệu thứ 14 tại Việt Nam. Với 60.000 máy chủ; 2.400 rack; 21.000m2 mặt sàn; tổng công suất điện 30MW, Trung tâm dữ liệu Viettel Hòa Lạc cũng trở thành trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Theo lộ trình, đến năm 2025, Tập đoàn sẽ đầu tư, mở rộng quy mô lên 17.000 rack và đến năm 2030 là 34.000 rack, gấp 3 lần quy mô hiện tại".
Tập đoàn VNPT cũng sẽ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông 5G trên cơ sở tận dụng mạng viễn thông di động 4G, tăng cường chia sẻ hạ tầng viễn thông với các doanh nghiệp viễn thông khác. Tiên phong nghiên cứu công nghệ 6G góp phần để Việt Nam có thể là một trong các quốc gia sớm triển khai công nghệ 6G trên thế giới.
VNPT sẽ phát triển các nền tảng cung cấp các công nghệ số lõi (IoT, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Blockchain, an ninh mạng...) như một dịch vụ thiết yếu, đóng vai trò là hạ tầng mềm quan trọng cung cấp các sản phẩm dịch vụ.
Tham khảo thêm
Đăng thảo luận