Người đàn ông rụt vội tay khi hơi nước nóng bốc lên nghi ngút, lúc ông này đổ chai nước khoáng vào két nước tản nhiệt.
Suýt bị bỏng khi chấm nước xe quá nhiệtĐổ nước suối vào két nước tản nhiệt khi máy nóng khiến nước bốc hơi nhanh chóng, tạo thành khói trắng. Video: Ngô Minh Hưng
Chiếc SUV dừng trước cửa trả phí trên đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây hôm 6/8, ca-pô mở lên, và có khói trắng tỏa ra từ miệng két nước làm mát. Một người đàn ông dùng nước khoáng để châm thêm vào két nước tản nhiệt lúc máy đang nóng. Ngay lập tức nước sôi, bốc hơi trắng mù mịt. Chủ xe phải rụt tay và lùi tránh. Người quay video cũng phải tránh ra xa tránh bị bỏng.
Đổ thêm nước làm mát vào hệ thống két nước khi động cơ đang làm việc, hoặc vừa tắt máy, két còn nóng là một trong những sai lầm nguy hiểm có thể khiến người dùng ôtô động cơ đốt trong gặp tai nạn nghiêm trọng vì bỏng hơi nước.
Nước làm mát trên ôtô không phải là nước thông thường, mà có thêm các thành phần khác để tăng nhiệt độ sôi, bôi trơn và bảo dưỡng hệ thống dẫn nước tuần hoàn, khép kín. Do đó, việc đổ nước khoáng khi máy xe còn nóng sẽ khiến nước sôi lên ngay lập tức, và tạo ra lượng hơi nước lớn, thoát ra ngoài.
Vai trò của nước làm mát
Nước làm mát, còn gọi là dung dịch giải nhiệt cho động cơ, là một thành phần quan trọng giúp nhiệt độ động cơ đốt trong lúc hoạt động luôn ở mức tối ưu. Không giống như dầu máy, vốn hao hụt trong quá trình hoạt động, cần thay thế định kỳ mỗi 3 tháng hoặc 5.000-10.000 km một lần, nước làm mát hoạt động theo vòng tuần hoàn kín, do đó ít xảy ra hao hụt. Tùy vào điều kiện thời tiết, quãng đường di chuyển, kiểu động cơ, tần suất thay nước làm mát rơi vào mức 2-5 năm, hoặc 50.000-150.000 km.
Tuy vậy, việc hao hụt nước làm mát vẫn có khả năng xảy ra, nhất là trên những mẫu xe đã sử dụng lâu, hoặc đường ống nước làm mát bị hư hại. Nếu hao hụt ít, xe vẫn có thể hoạt động, nhưng về lâu dài sẽ có nhiều hư hại xảy ra nếu chủ xe không xử lý kịp thời.
Rắc rối đầu tiên khi thiếu nước mát là động cơ bị quá nhiệt. Ngưỡng nhiệt an toàn để động cơ hoạt động là 75-105 độ C. Nếu quá mức nhiệt này có thể xảy ra tình trạng kẹt, cong piston, hoặc nặng hơn là thành của piston nóng chảy và "dính" vào lòng xi-lanh (tình trạng bó máy), làm hỏng động cơ vĩnh viễn. Ngoài ra, động cơ quá nhiệt còn khiến các gioăng cao su ở lốc máy bị chảy, động cơ không còn kín khí và dầu, khiến dầu chảy vào buồng đốt và gây nguy hại cho động cơ.
Vạch biểu thị mức nước làm mát trên (F) và dưới (L) trên.một mẫu xe Nhật. Ảnh: Hồ Tân
Có nhiều dấu hiệu để nhận biết xe có bị hao hụt nước làm mát hay không. Cách dễ dàng nhất là theo dõi thanh nhiệt độ nước làm mát ở trên đồng hồ lái, hoặc hệ thống thông tin giải trí của xe vì hầu hết các xe động cơ đốt trong đều có chỉ số này.
Kim chỉ mức nhiệt độ tối ưu của động cơ thường nằm giữa, hoặc trên một số xe sẽ ghi rõ mức nhiệt, thường khoảng 90 độ C nếu xe ổn định. Khi mới mở máy, chủ xe có thể theo dõi xem kim có tăng quá mức giữa hay không. Bên cạnh đó, khi thiếu nước làm mát, đèn báo hiệu sẽ sáng lên ở vị trí đồng hồ lái.
Cách nhận biết trực quan khác là nhìn vào mức được vạch sẵn ở bình chứa nước làm mát, nằm dưới nắp ca-pô. Ở trên thành bình được vạch rõ mức dưới (L - Low) và mức trên (H - High, hoặc F - Full), lượng nước làm mát chuẩn sẽ nằm ở giữa hai vạch này. Mặt khác, dấu hiệu nhận biết nước làm mát rò rỉ vào buồng máy là ống xả thải ra khói trắng, khói có mùi ngọt, do thành phần trong nước làm mát thường là glycol.
Cách xử lý khi xe báo quá nhiệt
Tâm lý chung của nhiều tài xế khi thấy xe quá nhiệt là châm thêm nước. Khi không có nước chuyên dụng, nhiều người dùng nước tự nhiên.
Khi xe thiếu nước làm mát đột ngột trong quá trình hoạt động, chủ xe cần tắt máy, mở nắp ca-pô, chờ động cơ nguội hẳn. Sau đó, có thể dùng nước làm mát chuyên dụng để bổ sung vào bình chứa. Lưu ý không mở nắp bình chứa khi mới tắt máy, hoặc trong khi xe đang hoạt động, vì lúc này nước làm mát đang sôi, kết hợp áp suất cao trong hệ thống có thể khiến nước văng không kiểm soát ra ngoài, gây bỏng.
Nắp châm nước làm mát trên mẫu xe Nhật, có ghi cảnh báo không mở ra lúc máy nóng, và mức suất khi máy nóng. Ảnh: Hồ Tân
Lưu ý không đổ nước thường vào hệ thống nước làm mát, vì nước có nhiệt độ sôi 100 độ C, trong khi nước làm mát chuyên dụng có nhiệt độ sôi lớn hơn để tản nhiệt hiệu quả hơn. Nếu đổ nước thường vào hệ thống làm mát, nước sẽ bị bay hơi nhanh chóng.
Nước thường con có thể chứa cặn, khoáng chất, khiến đường ống hệ thống dễ đóng vôi. Ngoài ra, nếu động cơ đang nóng mà không có nước làm mát trong hệ thống, việc đổ nước làm mát vào có thể khiến chi tiết máy, linh kiện thay đổi nhiệt độ đột ngột, dẫn đến nứt, vênh, hư hại máy.
Nếu hệ thống làm mát hoạt động không ổn định, dễ quá nhiệt máy, hoặc hao hụt nhanh, chủ xe cần mang xe đi kiểm tra và khắc phục tại những cơ sở chính hãng. Máy quá nhiệt kéo dài khiến xe không hoạt động tối ưu, hao xăng hơn và kém bền hơn.
Hồ Tân
Đăng thảo luận
2024-10-14 08:14:13 · 来自61.236.159.42回复
2024-10-14 08:24:15 · 来自121.77.39.105回复
2024-10-14 08:34:16 · 来自222.36.11.223回复
2024-10-14 08:44:15 · 来自123.233.18.202回复
2024-10-14 09:04:16 · 来自123.233.64.87回复
2024-10-14 09:14:13 · 来自210.31.185.16回复
2024-10-14 09:24:09 · 来自121.77.174.96回复