Theo đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, các dự án mới ở giai đoạn chuẩn bị, đợi điều chỉnh quy hoạch, thủ tục chậm... là những nguyên nhân khiến việc giải ngân vốn đầu tư các công trình giao thông bị chậm.

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM lý giải vì sao chậm ngân vốn đầu các công trình giao thông?  第1张

Ông Phạm Trung Kiên - phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM - Ảnh: Chụp màn hình

Sáng 15-9, trong chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời, ông Phạm Trung Kiên - phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM - đã thông tin về việc bố trí vốn đầu tư công và công tác giải ngân đầu tư xây dựng các công trình đường bộ giai đoạn 2021 - 2025.

Các khó khăn, vướng mắc, bất cập dẫn đến công tác giải ngân chưa đạt như mong muốn cũng được ông Kiên làm rõ.

Theo ông Kiên, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, TP đã được bố trí khoảng 113.000 tỉ đồng cho các công trình giao thông đường bộ, bao gồm cả vốn trung ương và địa phương.

Trong đó, vốn trung ương bố trí 25.900 tỉ đồng cho các dự án chủ yếu mang tính chất kết nối liên vùng như vành đai 3, cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, nút giao An Phú, mở rộng quốc lộ 50… Còn ngân sách TP đã bố trí hơn 87.000 tỉ đồng cho các dự án giao thông đường bộ.

Cụ thể hơn, trong 87.000 tỉ đồng ngân sách TP, có 20.000 tỉ đồng được bố trí cho 319 dự án chuyển tiếp và khoảng 67.000 tỉ đồng cho 291 dự án khởi công mới. Từ năm 2021-2023, TP đã giải ngân được khoảng 22.000 tỉ đồng. Sau 9 tháng đầu năm 2024, TP giải ngân thêm được khoảng 4.500 tỉ đồng.

"Rõ ràng kết quả giải ngân vốn đầu tư công cụ thể trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ chưa đạt như mong muốn", ông Kiên nói và cho biết thêm đến tháng 9-2024 chỉ giải ngân chưa đến 20% kế hoạch giải ngân của năm.

  • Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM lý giải vì sao chậm ngân vốn đầu các công trình giao thông?  第2张

    Chủ tịch TP.HCM phê bình giải ngân quá chậm, 193 dự án với 28.500 tỉ đang tắcĐỌC NGAY

Theo phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, có nhiều nguyên nhân dẫn đến giải ngân chậm. Đầu tiên, ông Kiên cho biết thời điểm này mới chỉ ở giai đoạn hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư các dự án và đang chuẩn bị giải ngân vốn trong thời gian tới.

Kế đến, một số dự án phải điều chỉnh quy hoạch. Các dự án này tuy đã có chủ trương đầu tư nhưng công tác quy hoạch chưa hoàn thiện nên chưa đủ điều kiện quyết định đầu tư và triển khai đầu tư dự án.

Bên cạnh đó, UBND TP đã có chỉ đạo các sở ngành cắt giảm 30% thời gian quyết các thủ tục đầu tư để thúc đẩy nhanh nhưng một số cơ quan chưa cắt giảm nên làm thủ tục còn chậm.

Ngoài ra còn có khó khăn trong bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, một số dự án phải tính toán lại để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Cụ thể như phải lập điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm, bờ Bắc kênh Đôi…

"Việc này tác động không nhỏ đến giải ngân của TP", ông Kiên nhận định. Cũng theo ông, còn có một số nguyên nhân khác khiến giải ngân chậm như thiếu vật liệu xây dựng, công tác thi công của nhà thầu…