Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu - người được Trấn Thành gọi bằng "má"

Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu tên đầy đủ là Phong Thị Ngọc Giàu, sinh năm 1945, thuộc dòng dõi quý phi ở Huế. Bà sinh trưởng trong gia đình có tới 7 anh chị em ở vùng ven Sài Gòn xưa. Vì nhà quá nghèo, bố mẹ đặt cho bà cái tên mơ ước đổi đời sau này. Từ nhỏ, Ngọc Giàu đã rất thích hát. Bà không biết chữ do "nhà không có gạo thì tiền đâu mà học" nên miệt mài đi bộ 3km mỗi ngày để xin học chữ tại một nhà thờ. Nhiều lúc, bà gục giữa đường vì đói, phải ăn tạm nắm cơm thừa của bạn.

Trùng hợp giữa 2 Nghệ sĩ Nhân dân cùng tên Ngọc Giàu, 1 người thuộc dòng dõi quý tộc được Trấn Thành gọi là má  第1张

Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu nổi tiếng từ khi 13 tuổi. Ảnh: TL

Năm 12 tuổi, bà được nhận vào gánh hát Mai Lan Phương – Ngọc Chiểu với những vai tỳ nữ, ngâm thơ hậu trường. Năm 13 tuổi, khi về đoàn Ngọc Kiều của Hoàng Kinh – Ngọc Đáng (năm bà tròn 13 tuổi), bà được đóng những vai đào nhì, sau hai tháng được nâng lên đào chính.

4 năm sau, bà gây tiếng vang với vở Áo tình đắp mộ người yêu - một tác phẩm được soạn giả Viễn Châu viết riêng. Ngọc Giàu trở thành nghệ sĩ trẻ đầu tiên trúng hợp đồng trị giá 50.000 đồng trong khi thời ấy 1.500 đồng là mua được 1 lượng vàng.

Năm 1958, Ngọc Giàu được chủ rạp hát Hưng Đạo mời dự lễ khai trương, đồng thời đóng vai đào chính trong vở Hai cánh én đầu xuân, đóng cặp cùng nam diễn viên tài danh Minh Chí… và nổi đình nổi đám với rất nhiều khi được các hãng băng đĩa ở Sài Gòn săn đón.

Năm 1960, Ngọc Giàu được soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng ở đoàn hát Thanh Minh – Thanh Nga mời về đoàn. Bà được trao Giải Thanh Tâm vào đầu năm 1960 nhờ nhiều vai đào chính Điêu Thuyền khi mới 15 tuổi. Ngọc Giàu là một trong ba nữ nghệ sĩ hiếm hoi đoạt được giải Thanh Tâm Xuất Sắc với Thanh Nga (1966) và Bạch Tuyết (1965).

Trong suốt sự nghiệp hoạt động nghệ thuật, bà đã diễn cùng với rất nhiều nghệ sĩ như: Út Trà Ôn, Thanh Sang, Phương Quang, Diệp Lang, Út Bạch Lan, Thanh Nam, Thanh Nga, Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Minh Vương, Minh Phụng, Minh Cảnh… Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu và nghệ sĩ Hồng Nga từng là cặp đôi tấu hài đình đám.

Trùng hợp giữa 2 Nghệ sĩ Nhân dân cùng tên Ngọc Giàu, 1 người thuộc dòng dõi quý tộc được Trấn Thành gọi là má  第2张

Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu bên bức ảnh của hai vợ chồng. Ảnh: TL

Có một chi tiết khá thú vị về cuộc đời của Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu mà bà từng kể rất nhiều lần đó là năm 17 tuổi, khi đang là cái tên ăn khách bậc nhất, bà bất ngờ kết hôn. Nghệ sĩ kể lúc đó đang đi hát, bỗng nhiên bị gia đình gọi về rồi định luôn ngày cưới. Sau đó, bà biết mình bị gả đi vì gia đình từng chịu ơn người ta. Ngọc Giàu lau nước mắt làm vợ một người hơn mình 32 tuổi, đám cưới được tổ chức suốt 3 ngày.

Làm dâu chưa bao lâu, Ngọc Giàu bị gia đình chồng trả về. Dù được nhà chồng yêu thương hết mực nhưng bà không cho chồng động vào người. Đêm động phòng, Ngọc Giàu bật khóc vì trước đó chỉ quen ngủ cùng đàn chị Thanh Nga. Bố mẹ bà phải xin rước con gái về vì "em còn bé quá, đợi em lớn chút rồi vợ chồng tái ngộ". Hai năm sau, người chồng 51 tuổi sang xin đón bà trở lại, cả hai có chung cô con gái tên Ngọc Hân nhưng sớm qua đời vì ung thư máu.

Cuộc hôn nhân đầu của Ngọc Giàu kéo dài 19 năm. Khi chia tay, bà để lại hết tài sản cho chồng cũ. Việc con gái qua đời, gãy gánh hôn nhân giữa chừng khiến Ngọc Giàu có quãng thời gian bế tắc. Bà nghỉ hát, dành thời gian ở một mình vì nhớ thương con.

"Lúc đó tôi vào vai Dương Vân Nga thay cho chị Thanh Nga vừa qua đời, mỗi lần đến lớp diễn Thái hậu đau khổ vì ấu chúa bị bắt cóc, nước mắt tôi tự nhiên chảy dài, nhập vai như không bởi tôi nhớ đến con, không cầm lòng được", Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu tâm sự.

Trùng hợp giữa 2 Nghệ sĩ Nhân dân cùng tên Ngọc Giàu, 1 người thuộc dòng dõi quý tộc được Trấn Thành gọi là má  第3张

Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu được Trấn Thành gọi bằng "má", xưng "con" trong suốt nhiều năm qua. Ảnh: TL

Sau đó, Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu tái hôn với một người đàn ông kém mình nhiều tuổi, là nhạc công trong Nhà hát Trần Hữu Trang. Cả hai có một người con gái hiện đang định cư ở Mỹ. Con gái thương mẹ tuổi già sức yếu đã nhiều lần đề nghị bà sang Mỹ sống cùng nhưng bà từ chối vì không thể xa sân khấu.

Ở tuổi 79, Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu vẫn yêu sân khấu cháy bóng và không ngại thử sức với những vai mới lạ. Bà tham gia rất nhiều chương trình sân khấu và phim ảnh. Nhiều phim có sự tham gia của bà đã gây tiếng vang như: Bố già, Nhà bà Nữ, Mai… Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu là người mà Trấn Thành vô cùng yêu quý. Nam diễn viên gọi bà bằng "má", xưng "con" suốt nhiều năm nay. Dự án điện ảnh nào do mình "cầm trịch", Trấn Thành cũng mời bằng được "má" Ngọc Giàu tham gia.

Nghệ sĩ Nhân dân Trần Ngọc Giàu: Không làm sân khấu không biết làm gì

Nghệ sĩ Nhân dân Trần Ngọc Giàu cũng là một tên tuổi của làng sân khấu. Ông hiện là Chủ tịch Hội sân khấu TP.HCM. Ông sinh năm 1959, tại Tiền Giang, là anh cả trong gia đình có ba anh em.

Trùng hợp giữa 2 Nghệ sĩ Nhân dân cùng tên Ngọc Giàu, 1 người thuộc dòng dõi quý tộc được Trấn Thành gọi là má  第4张

Nghệ sĩ Nhân dân Trần Ngọc Giàu cùng Minh Vương, Bạch Tuyết. Ảnh: TL

Lí giải về cái tên của mình, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Ngọc Giàu cho biết: "Nhà tôi có 3 anh em, cha mẹ ngẫu hứng đặt tên Cam, Khổ, Sở. Theo thứ tự sắp đặt, tên cúng cơm của tôi là Ngọc Cam chứ không phải Ngọc Giàu, còn hai em là Ngọc Khổ và Ngọc Sở thì đã mất sớm từ nhỏ. Tới lúc học lớp nhất, người bà con khi đi làm giấy khai sinh đặt lại tên cho tôi là Ngọc Giàu và lấy theo họ Trần của mẹ (do ba tôi đi kháng chiến và là liệt sĩ) nên mới có cái tên... đại gia cho đến giờ".

Từ bé, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Ngọc Giàu đã rất mê hát, diễn kịch. Ông từng tự mày mò viết kịch bản và dám chuyển thể cả tiểu thuyết Ngựa chứng trong sân trường của Duyên Anh để dàn dựng cho các bạn học trong trường trung học diễn.

Năm 1978, từ giã nghề phát thanh viên ở Gò Công Đông – Tiền Giang, ông mạnh dạn lên Sài Gòn đăng ký vào học Khoa Đạo diễn trường Nghệ thuật sân khấu 2. Sau khi học xong, ông được giữ lại trường giảng dạy. Đầu tiên, ông phụ giảng ở Khoa Cải lương, rồi một năm sau được chuyển về Khoa Kịch. Giữa lúc truyền hình chiếm ưu thế trên thị trường giải trí thì ông được nghệ sĩ Ca Lê Hồng nhường cho kịch bản Những khoảng cách còn lại để khởi đầu sự nghiệp đạo diễn của mình. Sự thành công của vở diễn đã đưa tên tuổi Trần Ngọc Giàu đi xa.

Nghệ sĩ Nhân dân Trần Ngọc Giàu khẳng định rằng, nếu được lựa chọn lại nghề nghiệp để gắn bó, ông vẫn gắn bó với sân khấu vì ngoài nghề này ông không biết mình làm được gì.

Trùng hợp giữa 2 Nghệ sĩ Nhân dân cùng tên Ngọc Giàu, 1 người thuộc dòng dõi quý tộc được Trấn Thành gọi là má  第5张

Nghệ sĩ Nhân dân Trần Ngọc Giàu có 38 năm gắn bó với sân khấu. Ảnh: TL

Tính đến nay, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Ngọc Giàu đã làm đạo diễn cho khoảng 250 vở cải lương, kịch, dân ca, tuồng…Trong "lãnh địa" sân khấu cải lương, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Ngọc Giàu ghi dấu ấn với các vở: Lá sầu riêng, Áo cưới trước cổng chùa, Tướng cướp Bạch Hải Đường… Năm 2002, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Ngọc Giàu giành giải Mai Vàng cho hạng mục Đạo diễn với bộ phim Nguồn sáng trong đời. Năm 2013, bộ phim Nhà có 5 nàng tiên do ông đạo diễn nhận được giải thưởng Phim được khán giả yêu thích nhất tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18. Ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012. Ở thời điểm hiện tại, ông hiện đang là cố vấn kiêm giảng viên tại trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM.

Có một kỷ niệm vui được Nghệ sĩ Nhân dân Trần Ngọc Giàu kể rằng: "38 năm lao động nghệ thuật, kỷ niệm chất chồng nên không nhớ hết để kể, nhưng có lẽ chuyện các đoàn hát... thiếu nợ là vui nhất. Dựng vở xong, họ lưu diễn xong mấy tháng trời rồi mang về mấy chai nước mắm trả tiền công. Bí quá đến đòi nợ, trưởng đoàn dẫn đi uống bia mà vẫn không có tiền để trả mới tội. Nhờ chấp nhận cho họ thiếu nợ và siêng đi theo đoàn dàn dựng mà tôi được thỏa sức làm nghề, điều này còn có lợi hơn nhiều so với chuyện tiền bạc".

Trùng hợp giữa 2 Nghệ sĩ Nhân dân cùng tên Ngọc Giàu, 1 người thuộc dòng dõi quý tộc được Trấn Thành gọi là má  第6张

Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc: “Bão lũ tràn về, trẻ em nhiều nơi gần như mất hẳn Trung thu”ĐỌC NGAY