Ủng hộ tinh thần y bác sĩ, giúp bệnh nhi nghèo qua chiến dịch "Chuyện tôi muốn kể"

(Dân trí) - Chiến dịch "Chuyện tôi muốn kể" được lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội, kêu gọi mọi người chia sẻ trải nghiệm đáng nhớ tại Bệnh viện FV. Qua đó, mỗi câu chuyện không chỉ tri ân gửi tới y bác sĩ, mà còn đóng góp 1 USD vào Quỹ Nâng bước tuổi thơ.

Ủng hộ tinh thần y bác sĩ, giúp bệnh nhi nghèo qua chiến dịch "Chuyện tôi muốn kể"  第1张

Bác sĩ Hồ Minh Tuấn - Trưởng khoa Tim - Bệnh viện FV đã đồng hành cùng nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Khơi nguồn động lực cho tinh thần hết lòng vì người bệnh

Trong môi trường y tế, công việc cứu người đòi hỏi các bác sĩ có tinh thần sẵn sàng bất kể ngày đêm. Hơn thế nữa, các bác sĩ cần trui rèn bản thân vững vàng để xử lý tốt những tình huống sinh tử của bệnh nhân.

Một bác sĩ phẫu thuật từng nói: "Phẫu thuật viên phải là người có đôi mắt chim ưng, trái tim sư tử và đôi tay khéo léo của phụ nữ". Để có sự nhanh nhạy trong xử lý tình huống, thái độ bình tĩnh, bản lĩnh và bàn tay thuần thục khéo léo, người thầy thuốc cần rèn luyện và nỗ lực gần như suốt cuộc đời.

"Nói thì có vẻ dễ, nhưng giữa cảnh hỗn độn của một ca cấp cứu, bệnh nhân bị sốc tim, tụt huyết áp, hay máu chảy ồ ạt từ ổ bụng… việc giữ bình tĩnh và phản ứng nhanh nhẹn không dễ dàng", ThS.BS Hồ Minh Tuấn - Trưởng khoa Tim Bệnh viện FV chia sẻ.

Mỗi quyết định phẫu thuật đồng nghĩa với việc bác sĩ chuẩn bị bước vào một cuộc chiến với trọng trách cứu sinh mạng của một con người. Cũng như rất nhiều bác sĩ tại FV, bác sĩ Tuấn không ít lần đứng ra ký giấy phẫu thuật trong các ca cấp cứu cho người bệnh nguy kịch, không có thân nhân bên cạnh. Đó là những quyết định mà bác sĩ đặt cược uy tín cá nhân, thậm chí trong nhiều trường hợp là cả sinh mạng, để cứu bệnh nhân.

Làm việc nhiều giờ mỗi ngày, thường xuyên chạy đua với thời gian để giành giật sự sống cho bệnh nhân song lại luôn phải đè nén cảm xúc vào bên trong… có lẽ vì thế nghề y được xem là một trong những nghề khó khăn nhất. Một nghiên cứu tổng hợp trên 182 công trình nghiên cứu khắp thế giới cho thấy tỷ lệ kiệt sức của nhân viên y tế ước tính khoảng 67%.

Dẫu vậy, một khi tuyên thệ Lời thề Hippocrates và bước chân vào nghề y, các nhân viên y tế coi việc âm thầm cống hiến trí lực, đồng hành cùng bệnh nhân trên hành trình vượt qua bệnh tật là nghĩa vụ thiêng liêng.

Trên hành trình đó, chính những lời cảm ơn và động viên chân thành đến từ trái tim của bệnh nhân và gia đình đã đem lại cho đội ngũ y bác sĩ nguồn động viên tinh thần vô giá, là ngọn lửa tiếp thêm năng lượng và động lực giúp các y bác sĩ không ngừng nỗ lực để hoàn thành sứ mệnh cao cả.

Những món quà đôi khi là chiếc bánh tét, giỏ trứng hay những chiếc email, thư tay, tấm thiệp được viết nắn nót lời cảm ơn của bệnh nhân trước khi xuất viện đều mang đến cho người bác sĩ niềm hạnh phúc đặc biệt.

Bác sĩ Tuấn chia sẻ, có bệnh nhân Campuchia viết lời cảm ơn bằng tiếng mẹ đẻ rồi nhờ người dịch cho anh nghe. Những món quà nhỏ bé như chiếc bút bi, hộp bánh Trung thu… gói ghém trong đó biết bao tình cảm của bệnh nhân gửi tới anh. Một cụ bà được cứu sống nhờ ca thay van tim bằng thủ thuật Tavi ngay khi ngồi dậy được lập tức cặm cụi viết lá thư 3 trang giấy cảm ơn anh và bệnh viện. Có bệnh nhân mỗi khi tái khám thường mang tặng bác sĩ bịch kẹo với lời nhắn nhủ "bác sĩ nhớ ăn kẹo để tránh tụt đường huyết khi làm trễ giờ", khiến anh rưng rưng xúc động.

Ủng hộ tinh thần y bác sĩ, giúp bệnh nhi nghèo qua chiến dịch "Chuyện tôi muốn kể"  第2张

Bệnh nhân 67 tuổi được cứu sống nhờ thay van tim bằng kỹ thuật TAVI viết lá thư dài 3 trang giấy tri ân ê-kíp phẫu thuật của bác sĩ Tuấn.

"Những khi đó, tôi thấy thật hạnh phúc vì sự nỗ lực của mình được bệnh nhân ghi nhận", bác sĩ Tuấn tâm sự.

BS.CKII Phan Văn Thái - Trưởng khoa Ngoại tổng quát, bệnh viện FV cũng cho biết, anh coi tình cảm của bệnh nhân là món quà thực sự quý giá. In sâu trong tâm trí anh là câu chuyện một bệnh nhân được anh điều trị thoát khỏi cơn thập tử nhất sinh, ông yêu mến coi anh như người thân. Nhiều năm sau, ông nhờ con gái gọi điện cho anh để nói lời từ biệt trước khi lâm chung.

"Sự yêu mến của bệnh nhân đã trở thành sức mạnh lớn lao, giúp tôi không chùn chân trong suốt chặng đường hơn 20 năm y nghiệp," bác sĩ Thái bộc bạch.

Ủng hộ tinh thần y bác sĩ, giúp bệnh nhi nghèo qua chiến dịch "Chuyện tôi muốn kể"  第3张

Những tấm thiệp tri ân được các bác sĩ FV gìn giữ đầy trân trọng.

Đâu đó trong phòng làm việc của các bác sĩ, những tấm thiệp tri ân của bệnh nhân được giữ gìn đầy trân trọng, như nguồn động lực để cống hiến hết mình cho nghề y.

Tại các khu lầu trại, những cuốn sổ ghi lời tri ân của bệnh nhân FV dày lên theo năm tháng, như gom góp nguồn sức mạnh tinh thần vô giá cho đội ngũ nhân viên y tế.

Trong tâm thư gửi đến chương trình, bà N.T.P.V đã viết: "Do uống nhầm nước thông bồn cầu khiến thực quản của tôi bị hủy hoại hoàn toàn. Tôi tìm đến bệnh viện FV như hy vọng cuối cùng để cứu lại cuộc sống của mình. Tôi được bác sĩ Tuấn và bác sĩ Thái thực hiện ca mổ tái tạo hình dáng dạ dày và đem lại chức năng thực quản cho tôi. Gia đình tôi rất lo lắng khi ca mổ kéo dài đến tận 20 tiếng. Thế nhưng, hai bác sĩ đã thực hiện ca mổ rất thành công. Bây giờ, tôi đã có thể tự ăn uống và có vị giác bình thường trở lại. Cám ơn đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng tham gia mổ cho tôi, đặc biệt là bác sĩ Tuấn và bác sĩ Thái đã rất tận tình từ lúc khám cho đến khi ca mổ thành công tốt đẹp".

Bà H.T.L cũng tham gia chương trình với câu chuyện đáng nhớ tại FV: "8 tiếng chồng tôi ở trong phòng mổ để phẫu thuật điều trị ung thư thực quản là 8 tiếng tôi như ngồi trên lửa. Ông đã gần 60 tuổi, lại có di căn hạch. Cuối cùng, ca mổ thành công và ông đã được cứu sống. Hôm đầu tiên chồng tôi ăn được mà không bị nghẹn, tôi mừng muốn khóc. Tất cả là nhờ bác sĩ Hùng và ê-kíp mổ của FV".

Em Nguyễn Ngọc Nhi cũng xúc động viết: "Cháu từng nghĩ mình sẽ bị gọi là "con què" cho đến cuối đời. Nhờ có quỹ từ thiện "Nâng bước tuổi thơ" và các bác sĩ bệnh viện FV, cháu đã có cơ hội được chữa trị và đứng lên đi lại bình thường trên đôi chân mình. Bây giờ cháu không còn phải chịu những cơn đau nhức xương lúc nửa đêm. Đó là sự cố gắng hết mình và chăm sóc nhiệt tình của mọi người trong bệnh viện. Cảm ơn bác sĩ Phát đã không ngừng theo dõi tình trạng phát triển xương trong suốt 12 tháng trời và thực hiện phẫu thuật thay khớp gối thành công. Cháu rất cảm động khi nghe những lời thăm hỏi và khuyên bảo chân thành của các chị hộ lý và các bác sĩ".

Đằng sau những lời cảm ơn là rất nhiều câu chuyện đầy cảm xúc về hành trình điều trị giúp bệnh nhân có cuộc đời mới tươi sáng hơn.

"Chuyện tôi muốn kể": Tri ân bác sĩ và ủng hộ cho bệnh nhi nghèo

Để cổ vũ tinh thần hết lòng vì người bệnh cho đội ngũ y bác sĩ, Bệnh viện FV tổ chức chiến dịch "Chuyện tôi muốn kể" trên mạng xã hội, kêu gọi bệnh nhân đã điều trị tại FV hay là người đồng hành trong quá trình hồi phục của người nhà chia sẻ trải nghiệm của mình tại FV. Với mỗi bình luận chia sẻ, Bệnh viện FV cho biết sẽ gửi tặng 1 USD vào quỹ "Nâng bước tuổi thơ" nhằm hỗ trợ chi phí cho các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn.

Cùng chung tay, bạn có thể giúp thêm nhiều bệnh nhi có tương lai tươi sáng hơn đồng thời đó cũng là cách để các bác sĩ cống hiến tâm sức cứu giúp được thêm nhiều bệnh nhân hơn nữa.

Ủng hộ tinh thần y bác sĩ, giúp bệnh nhi nghèo qua chiến dịch "Chuyện tôi muốn kể"  第4张

Chiến dịch gây quỹ "Chuyện tôi muốn kể" được lan tỏa trên mạng xã hội.

Chiến dịch "Chuyện tôi muốn kể" bắt đầu từ 19/7/2024, đã nhận được hàng trăm chia sẻ. Mỗi câu chuyện là những trải nghiệm thực tế, là tình cảm dành cho đội ngũ y bác sĩ FV, tiếp thêm sức mạnh cho niềm đam mê cống hiến vì y nghiệp.

Từ bây giờ, bạn có thể cùng chia sẻ trải nghiệm về FV để bày tỏ tình cảm chân thành tới đội ngũ y bác sĩ, tiếp thêm động lực tinh thần, cùng nhau lan tỏa thông điệp tích cực cho cộng đồng và chung tay cùng Quỹ Nâng bước Tuổi thơ giúp những em nhỏ kém may mắn đang rất cần sự giúp đỡ.

Tham gia Chiến dịch "Chuyện tôi muốn kể" để FV thay bạn góp 1 USD cho Quỹ Nâng bước Tuổi thơ

Bước 1: Like bài Chuyện tôi muốn kể và Fanpage Bệnh viện FV.

Bước 2: Trực tiếp chia sẻ trải nghiệm của bạn tại FV ngay bên dưới phần bình luận bài viết này với tối thiểu 50 ký tự.

Bước 3: Sau khi câu chuyện của bạn được FV ghi nhận, bạn sẽ nhận được 1 chứng nhận và thư cảm ơn từ FV qua Inbox.

Chiến dịch sẽ kéo dài từ nay đến hết ngày 30/9/2024.