TP - Chuyến đi thực tế ở Triệu Sơn (Thanh Hóa) ấy đã tạo nên thứ men cùng cảm hứng để thăng hoa nên cuốn “Mảnh đất lắm người nhiều ma” nổi tiếng. Và cái tên Thao Trường đã trở thành Nguyễn Khắc Trường.

Tin buồn loang nhanh.

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường vừa qua đời ở tuổi 78

Thời điểm sôi động bộn bề những vụ này việc nọ ở Xứ Thanh, tôi có gặp nhà văn Thao Trường tại nhà riêng nhà văn Kiều Vượng.

Nhà văn Thao Trường đang có chuyến đi thực tế dài ngày.

Một chuyến đi tình cờ, ngẫu hứng. Chẳng ai ngờ và ngay cả nhà văn Thao Trường cũng không ngờ, chuyến đi thực tế ở Triệu Sơn (Thanh Hóa) ấy đã tạo nên thứ men cùng cảm hứng để thăng hoa nên cuốn “Mảnh đất lắm người nhiều ma” nổi tiếng. Và cái tên Thao Trường đã trở thành Nguyễn Khắc Trường.

Nhà văn Kiều Vượng nay đã là người thiên cổ. Nhưng ông đã kịp ghi lại vài hình ảnh nhà văn Thao Trường những ngày ở Xứ Thanh.

Tiền Phong xin trích đoạn ghi chép của nhà văn Kiều Vượng về những ngày gian khó ấy. Phải những người viết có “ tâm” có “ tầm” thì mới ôm được phần đời cùng phận người như Nguyễn Khắc Trường.

Vào một trưa đầu vụ lúa chiêm xuân 1988, tôi đang ở trong nhà thì thấy một chiếc xe con bọc bạt chạy vào cổng. Tôi vui mừng nhận ra mấy người vừa xuống xe toàn người quen. Anh Ma Văn Kháng, anh Lê Lựu và Văn Linh. Đi sau cùng là người có nước da đen cháy, trán hói và ánh mắt rất sáng. Người đó xách chiếc ba lô bạc màu.

 Nhà văn Nguyễn Khắc Trường và chuyến đi để đời… 第1张

Bìa cuốn Mảnh đất lắm người nhiều ma

Anh Lê Lựu oang oang.

- Chúng tớ còn phải vào Quảng Bình xin tiền cho Hội Nhà văn. Trên đường đã ghé Nông trường Đồng Giao nhưng tiền không có chỉ cho một con bò gần Đại hội mới dắt về thịt. Bọn mình gửi Thao Trường cho ông nhé. Ông có trách nhiệm dẫn nhà văn Quân đội này đi thực tế…

Chỉ vài câu vội vàng thế, thế rồi cả ba quày quả ra xe như ma đuổi.

Lần đầu tiên tôi biết Thao Trường.

Nhà tôi khi ấy đang ở Đường 3 Cụt Nam Cầu Sâng. Trước nhà tôi là cái nhà xác của Bệnh viện thị xã. Cứ mở cửa ra là nhìn thông thống vào nhà xác bệnh viện và gặp ngay những ngọn lửa leo lét từ các cây nến với khói hương mù mịt trên cỗ quan tài.

Buổi tối Thao Trường bảo: Ông ở đây mà hay đấy cứ chịu khó nghe thì khối chuyện để viết. Đêm qua cái cô khóc chồng hay lắm. Khóc mà như kể như hát. Cô ta kể từ khi quen nhau ở Chợ Vườn hoa rồi những là lấy nhau được 2 mặt con. Kể suốt đêm nghe thương cảm lắm. Còn ông thì cứ ngủ khì khì.

Ngay chiều hôm quen biết nhau tôi với Thao Trường đã lặn ngụp dưới ao sâu trước nhà. Mấy con cá mè ranh nấu dấm cho thật nhiều mẻ và ớt ăn đã miệng.

Sáng hôm sau tôi mượn được ô tô của anh Lương Ngọc Bích, Trưởng ty Lương thực tỉnh là chỗ quen biết đưa Thao Trường đi Triệu Sơn. Tôi đang vướng việc ở Hội Văn nghệ nên để Thao Trường ở lại một xã tôi có quen để Thao Trường đi thực tế. Cứ vài ba ngày Thao Trường lại kiếm xe nhẩy về nhà tôi cốt để tâm sự bao sự thật sôi động ở nông thôn. Mà vấn đề nổi cộm là cái đói đang hoành hành. Là nạn mất dân chủ. Cán bộ coi thường dân. Sự tranh giành giữa các dòng họ dòng tộc trong làng.

Thao Trường kể lại ở xã Thọ Ngọc của Triệu Sơn đang ầm ĩ việc dân rào làng bắt giam cả cán bộ xã huyện làm con tin. Cả chuyện xã tôi là Quảng Lộc có cán bộ xã cầm đầu phe nhóm chống lại chính quyền làm cả tỉnh lao đao.

Một hôm Thao Trường từ huyện Triệu Sơn về rất muộn vứt chiếc ba lô rồi nói ngay.

- Đói quá. Nhà còn cơm nguội không? Mấy ngày nay chỉ có khoai lang và dong giềng, thèm cơm quá.

Con gái Thu Huyền của tôi khi ấy mới 9 tuổi. Cả nhà cơm độn khoai độn mạch ( bo bo) nhưng hôm nào nó cũng đòi để phần cơm cho chú Trường. Nó bắt mẹ nó xới hai lưng bát rồi úp vào phần chú Trường.

Lần ấy lâu lâu mới thấy Thao Trường xách ba lô lộn về. Thao Trường cười nói oang oang.

- Đợt đi này, Ủy ban xã Dân Lực cho ăn một bữa thịt chó ấm chân răng. Mình đến Dân Lực chỉ mỗi cái giấy giới thiệu nhưng dân và cán bộ đều rất tin. Bao nhiêu chuyện trong làng xã, dòng họ đều mách với mình cả. Dân ta tốt quá. Cứ bộ đội là họ tin họ quý. Họ ăn sắn ăn khoai nhưng nhường cơm cho cái thằng bộ đội viết văn lông bông lang bang như mình.

Một buổi sáng, tôi và Thao Trường đèo nhau ra Hội Văn Nghệ. Khi qua Ngã Ba Bia nơi có quán phở Cảnh bốc mùi thơm quyến rũ. Thao Trường kể một chuyện mà tôi nghe cứ vương vất mãi.

- Ông Vượng ạ, ở Hà Nội có nhà thơ Trúc Thông bằng tuổi tôi với ông rồi mà vẫn chưa vợ. Trúc Thông khoe với tôi là sáng nào cũng xơi một bát phở có hôm còn uống cả một cốc bia hơi nữa mới sướng chứ! Xong chuyến đi thực tế này hôm nào đến tháng lương, tôi với ông thử ăn một bát phở xem nó sướng đến đâu!

Chính nhờ chuyến đi của Thao Trường mà tôi học thêm được cái cách anh khai thác tài liệu, các cách ghi chép nữa. Nhiều hôm anh thức gần thấu sáng trong góc nhà tôi để ghi chép và viết cái gì đó…

Tôi thấy Thao Trường thi thoảng nhắc nhiều đến cái tên Quềnh nào đó ở Triệu Sơn. Anh bảo cái nhân vật họ Chu này hay lắm. Tôi nghe nhưng chẳng để ý làm gì. Quý mến nhau, nhưng Thao Trường sống lặng lẽ. Thường rất kiệm lời.

Kết thúc chuyến đi hơn hai tháng ròng rã ở Xứ Thanh tuyền đói là đói. Thao Trường về Hà Nội được hơn tuần thì tự nhiên tôi nhớ lão mò ra số 4 Lý Nam Đế chỗ Tạp chí VNQĐ. Hồi ấy vợ con Thao Trường còn ở Thái Nguyên. Chiều đó tôi và Thao Trường ra chợ Gầm cầu Long Biên. Tiền mỏng quá. Bàn đi tính lại chúng tôi khuân hai bộ lòng cá trắm cỏ khá to và mua rất nhiều rau. Khi về tôi lấy kéo khều phân trong ruột cá để làm nồi dấm thì Thao Trường quắc mắt.

- Ông vớ vẩn phí của giời. Các cụ dạy “c*t cá hơn lá rau” Cứ để cái chất xanh xanh ấy mà nấu, ngon lắm đấy!”

Năm 1994, tôi được chuyển về Tuần báo Văn Nghệ lại được ở chung với Thao Trường. Khi ấy cái bút danh Thao Trường đã biến mất nhường chỗ cho Nguyễn Khắc Trường khi anh nhận Giải nhất Văn chương cuốn “Mảnh đất lắm người nhiều ma”. Rồi con gái Thu Huyền của tôi cũng được về làm việc chỗ chú Nguyễn Khắc Trường.

“Mảnh đất lắm người nhiều ma” xôn xao dư luận tái bản đến hơn chục lần. Lại in ở cả nước ngoài. Rồi nhân vật Chu Văn Quyềnh xuất hiện trong phim “Đất và người” làm ngả ngiêng bao người coi. Đến khi ấy tôi mới nhớ ra cái tên Quyềnh ở đất Triệu Sơn mà Thao Trường hay nhắc ngày nào.

Mỗi lần coi lại phim “Đất và người” tôi đều ngậm ngùi. Ngậm ngùi vì bao cảnh huống chỉ xoay quanh miếng ăn mà cả dòng họ làng xã anh em đồng chí cứ tìm cách hãm hại nhau. Chao ôi, Xứ Thanh tôi đất rộng người đông, lắm núi nhiều sông. Vua chúa thời nào cũng có và liền đó là bọn nịnh thần quan lại cán bộ tha hóa nhung nhúc. Một vùng đất ngổn ngang những biến thiên của những ngày đầu Đổi mới ấy, Thao Trường- Nguyễn Khắc Trường đã bắt gặp và chớp rất nhanh. Để rồi anh thai nghén cũng khởi thảo cuốn sách để đời “Mảnh đất lắm người nhiều ma”.

…Gẫm lại bao chuyện đã qua mình từng chứng kiến trên mảnh đất quê nhà, can dự mà những buồn vui cứ lộn từng phèo!

“Mảnh đất lắm người nhiều ma” xôn xao dư luận tái bản đến hơn chục lần. Lại in ở cả nước ngoài. Rồi nhân vật Chu Văn Quyềnh xuất hiện trong phim “Đất và người” làm ngả ngiêng bao người coi. Đến khi ấy tôi mới nhớ ra cái tên Quyềnh ở đất Triệu Sơn mà Thao Trường hay nhắc ngày nào.

(Rút từ cuốn Bão không có gió của Kiều Vượng. Trang 305- 312. NXB Hội Nhà Văn 2012)

Xuân Ba Xem nhiều

Giải trí

Ai đứng sau MV nhạc Việt dung tục

Câu chuyện văn hóa

Từ vụ Negav: Nổi nhờ game show nhưng cũng chìm ngay vì game show

Văn hóa

Trưng bày hình ảnh quý về ngày tiếp quản Thủ đô

Văn hóa

Lý do phim 'Bà già đi bụi' buộc phải qua đấu thầu

Văn hóa

Từ vụ bê bối chấn động của Diddy: Mặt tối của danh vọng
Tin liên quan  Nhà văn Nguyễn Khắc Trường và chuyến đi để đời… 第2张

Nhà văn Khắc Trường 'Mảnh đất lắm người nhiều ma' qua đời

MỚI - NÓNG  Nhà văn Nguyễn Khắc Trường và chuyến đi để đời… 第3张
Anh Đỗ Minh Sang tái đắc cử Chủ tịch Hội LHTN tỉnh An Giang
Giới trẻ TPO - Sáng 4/10, Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh An Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 – 2029 diễn ra phiên trọng thể. Đại hội đã hiệp thương chọn cử 37 anh, chị vào Ủy ban Hội khoá mới, anh Đỗ Minh Sang – Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN tỉnh An Giang khóa VIII tái đắc cử Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.  Nhà văn Nguyễn Khắc Trường và chuyến đi để đời… 第4张
Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về công tác cán bộ
Xã hội Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình điều động, bổ nhiệm ông Lưu Văn Hiền, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  Nhà văn Nguyễn Khắc Trường và chuyến đi để đời… 第5张
Giá vàng 'diễn biến lạ' giữa căng thẳng Trung Đông
Kinh tế TPO - Giá vàng ổn định trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông. Các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về đợt cắt giảm lãi suất lớn khác từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).