Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị Bộ Y tế xem xét, bỏ giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Bởi thủ tục chuyển tuyến, cấp giấy chuyển tuyến còn gây phiền hà cho người bệnh, thậm chí có trường hợp phát sinh tiêu cực, gây bức xúc cho người dân…

Phản hồi về vấn đề này, Bộ Y tế cho biết căn cứ vào năng lực chuyên môn và khả năng đáp ứng của các cơ sở y tế, người bệnh sẽ được điều trị tại cơ sở phù hợp.

Trường hợp bệnh lý vượt quá khả năng của tuyến dưới, cơ sở sẽ chuyển người bệnh lên tuyến trên để tiếp tục điều trị.

Tương tự, nếu người bệnh điều trị tại tuyến trên đã ổn định, nhưng cần tiếp tục theo dõi, cơ sở y tế có thể chuyển bệnh nhân về tuyến dưới để tiếp tục điều trị và chăm sóc.

Trong các trường hợp này, giấy chuyển tuyến có vai trò quan trọng, không chỉ cung cấp thông tin cần thiết như lý do chuyển tuyến, tình trạng bệnh, lịch sử điều trị, mà còn là căn cứ để xác định quyền lợi, và mức hưởng bảo hiểm y tế của người bệnh, bảo đảm quyền lợi bảo hiểm y tế.

Theo Bộ Y tế, trong quá trình thực hiện thủ tục chuyển tuyến và cấp giấy chuyển tuyến, người bệnh có thể gặp phải một số vướng mắc, bất cập, thậm chí có trường hợp phát sinh tiêu cực.

Việc thực hiện thông tuyến khám bệnh, chữa bệnh giữa tuyến xã, phòng khám đa khoa, bệnh viện tuyến huyện từ ngày 1/1/2016, và thông tuyến tỉnh trên toàn quốc đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nội trú từ ngày 1/1/2021 cũng gây ra tình trạng quá tải ở tuyến trên, giảm hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở.

“Việc bỏ quy định về giấy chuyển tuyến có thể dẫn đến tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến Trung ương, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và mất cân đối quản lý Quỹ Bảo hiểm y tế”, Bộ Y tế nêu rõ.

Trong khi đó, các cơ sở tuyến Trung ương được giao chức năng tuyến cuối, tập trung điều trị bệnh nặng, triển khai kỹ thuật chuyên sâu, nghiên cứu khoa học, đào tạo, nên không thể tập trung vào khám và điều trị các bệnh lý thông thường, chăm sóc ban đầu.

Đặc biệt, việc quá tải cũng có nguy cơ gây sai sót, tai biến, giảm chất lượng và hiệu quả điều trị, ảnh hưởng đến người bệnh.

Vì vậy, Bộ Y tế mong cử tri thấu hiểu và ủng hộ quy định về giấy chuyển tuyến để góp phần hạn chế tình trạng quá tải bệnh viện, tăng cường hiệu quả hoạt động và chất lượng điều trị của các bệnh viện.

Trước đó, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, khi trả lời đại biểu Quốc hội về kiến nghị bỏ giấy chuyển viện, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết vai trò của giấy chuyển viện rất cụ thể, ghi rõ tình trạng lịch sử điều trị cũng như bệnh án. Vì vậy, khi chuyển tuyến dù là giấy hay điện tử cũng rất cần thiết.

Lãnh đạo Bộ Y tế khi đó nhấn mạnh việc giảm thủ tục gây phiền hà cho người dân khi đi khám chữa bệnh, cần đảm bảo sự bền vững của hệ thống y tế, tránh quá tải, dồn lên tuyến trên.

Để giảm thủ tục hành chính, Bộ Y tế đang triển khai các công việc liên quan để thực hiện việc chuyển tuyến điện tử.

Theo đó, trong năm 2024, Bộ Y tế sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, triển khai tích hợp giấy chuyển tuyến, và giấy hẹn khám lại trên các ứng dụng VNeID (ứng dụng định danh điện tử), VssID (Bảo hiểm xã hội số).

Khi 2 loại giấy tờ này được tích hợp trên ứng dụng VNeID, VssID, người bệnh khi làm thủ tục chuyển tuyến, hoặc tái khám chỉ cần xuất trình giấy chuyển tuyến điện tử, hoặc giấy hẹn khám lại điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc VssID (có tích hợp sẵn mã QR).

Việc triển khai giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế điện tử sẽ giúp công khai, minh bạch trong công tác chuyển tuyến, đơn giản hoá thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi, tiện ích cho người bệnh, cơ sở khám chữa bệnh khi tiếp nhận, làm các thủ tục chuyển tuyến hay tái khám.

Xem nhiều

Sức khỏe

TPHCM: Tái tạo bàng quang cho bệnh nhân ung thư từ ruột non

Sức khỏe

Dùng nước lạnh hay nước nóng để rửa mặt sẽ sạch và đẹp da?

Sức khỏe

6 mẹo vặt giúp nàng ‘lên đỉnh’trong cuộc yêu

Sức khỏe

Đại thiếu gia 'hiện nguyên hình' Sở Khanh khi nghe người yêu báo cho biết tin này

Sức khỏe

Uống café hàng ngày có thể giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ
Tin liên quan  Bộ Y tế trả lời kiến nghị của cử tri về việc bỏ giấy chuyển tuyến khi đi khám chữa bệnh 第1张

Bản tin 8H: Chánh Văn phòng Bộ Y tế làm Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh

 Bộ Y tế trả lời kiến nghị của cử tri về việc bỏ giấy chuyển tuyến khi đi khám chữa bệnh 第2张

Từ ngày 1/8, BV Bạch Mai khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính

 Bộ Y tế trả lời kiến nghị của cử tri về việc bỏ giấy chuyển tuyến khi đi khám chữa bệnh 第3张

Tuổi trẻ công an Bắc Giang khám chữa bệnh miễn phí thương bệnh binh

MỚI - NÓNG  Bộ Y tế trả lời kiến nghị của cử tri về việc bỏ giấy chuyển tuyến khi đi khám chữa bệnh 第4张
Xe khách tông xe container trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, 1 người chết, 12 người bị thương
Xã hội TPO - Sáng nay, chiếc xe khách Thuận Thảo chạy trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết theo hướng từ Bắc vào Nam, khi đến Km227+800 đoạn qua xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã tông vào đuôi xe container khiến 1 người chết, 12 người bị thương.  Bộ Y tế trả lời kiến nghị của cử tri về việc bỏ giấy chuyển tuyến khi đi khám chữa bệnh 第5张
Nhiều điểm có nguy cơ sạt lở cao ở vùng ven Đà Nẵng
Xã hội TPO - Sau những trận mưa lớn do ảnh hưởng bão số 4 gây ra, nhiều khu vực như đèo La Ngà và nhiều tuyến đường đi qua địa bàn huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng bị sạt lở, nhiều điểm đất đá có thể đổ sập bất cứ lúc nào gây nguy hiểm cho người dân khi tham gia giao thông.  Bộ Y tế trả lời kiến nghị của cử tri về việc bỏ giấy chuyển tuyến khi đi khám chữa bệnh 第6张
Nữ chuyên viên có quan hệ 'khủng' trong vụ Việt Á bị đề nghị truy tố trong vụ án thứ hai
Pháp luật TPO - Nguyễn Thị Thanh Thủy, cựu Trưởng ban Kế hoạch Marketing, NXB Giáo dục, đã nhận án 30 tháng tù trong vụ Việt Á và giờ đây tiếp tục bị đề nghị truy tố do vi phạm quy định đấu thầu. Bà Thủy từng giúp Cty Việt Á nhiều việc 'khó'; thậm chí tác động ông Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế tới dự sự kiện do nữ chuyên viên này 'set up'.